Cơ hội kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có nhiều bước tiến đột phá và để nắm bắt được có thì chúng ta cần phải đi sâu vào để nghiên cứu kỹ càng hơn. Trong chuyên mục kinh doanh hôm nay, Realtimecurriculumproject sẽ đưa bạn đi tìm hiểu một cách kỹ càng về cơ hội kinh doanh.
Contents
I. Cơ hội kinh doanh là gì?
Cơ hội kinh doanh là những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để bắt tay thực hiện công việc tạo lợi nhuận. Đây là một trạng thái tương lai, là mục tiêu kinh doanh mong muốn khác hiện tại và là niềm tin của doanh nhân mong muốn đạt được như trạng thái đó.
Trong cuộc sống con người luôn có những nhu cầu cần được đáp ứng như ăn uống, ngủ, nghỉ và các sinh hoạt, các nguồn vật chất khác nhằm thỏa mãn cuộc sống sinh hoạt. Xuất phát từ nhu cầu đó của mọi người thì những doanh nhân tìm được ý tưởng kinh doanh và cho ra đời các nhãn hiệu cụ thể của hàng hóa dịch vụ.
II. Nhận diện cơ hội kinh doanh tốt
1. Những cách nhận diện cơ hội kinh doanh
Có ba cách tiếp cận mà các doanh nhân hoặc người khởi sự kinh doanh có thể sử dụng để nhận diện cơ hội kinh doanh như sau:
- Nhận diện cơ hội từ các khuynh hướng thay đổi trong cuộc sống. Chú ý cần phân biệt khuynh hướng với tính nhất thời. Cần quan sát các khuynh hướng và nghiên cứu cách tạo ra cơ hội như thế nào. Những khuynh hướng quan trọng nhất để theo đuổi là những khuynh hướng kinh tế, xã hội, những tiến bộ công nghệ cũng như những thay đổi về chính trị.
- Cách thức giải quyết một vấn đề. Đây là cách tiếp cận để nhận diện vấn đề và tìm ra cách để giải quyết. Những vấn đề này có thể được nhận ra bởi sự quan sát những thách thức mà con người gặp phải trong cuộc sống hàng ngày và thông qua những phương tiện đơn giản như trực giác, may mắn và cơ hội.
- Tìm kiếm khoảng trống thị trường. Đây là nhu cầu con người về sản phẩm/dịch vụ chưa được lấp đầy.
2. Đặc điểm của một cơ hội kinh doanh tốt
Những đặc điểm giúp người kinh doanh phân định được đâu là một cơ hội kinh doanh tốt:
- Có tính hấp dẫn: Bao gồm nhiều yếu tố về mặt thị trường như quy mô và tỉ lệ lợi nhuận cao hơn mức trung bình của nền kinh tế hay sức ép cạnh tranh thấp…
- Tính thời điểm: Việc lựa chọn thời điểm kinh doanh sớm hay muộn hơn so với thị trường có tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh
- Tính ổn định
- Cơ hội kinh doanh hướng đến nhu cầu của thị trường: Một cơ hội kinh doanh được đánh giá tốt khi sản phẩm, dịch vụ đó tạo ra giá trị giá cho khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng.
III. Cách tìm ý tưởng kinh doanh
Khi phát hiện cơ hội kinh doanh, nhà đầu tư cần lên ý tưởng và mô tả ở dạng rất đơn giản. Ý tưởng kinh doanh chỉ nên chứa đựng từ 10 đến 15 từ, không quá dài. Có 3 cách tìm ý tưởng kinh doanh để nhận biết cơ hội kinh doanh mà bạn có thể tham khảo:
- Thứ nhất là nhìn vào sự thiếu hiệu quả trên thị trường. Có rất nhiều ý tưởng kinh doanh đã được đưa vào thực thi, tuy nhiên không hiệu quả do cách thực hiện hoặc những thứ đó vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu ngày một tăng tiến của người tiêu dùng. Từ sự vận hành thiếu hiệu quả đó dẫn đến sự không hài lòng hay mạnh hơn đó là thất vọng.
- Thứ hai, một dự án hoặc một sản phẩm phụ. Nếu bạn nhạy bén thì bạn có thể thấy cơ hội kinh doanh ở bất cứ đâu cũng có, hoặc bạn lên ý tưởng mới hoặc bạn kế thừa phát triển những ý tưởng từ người khác bởi một ý tưởng kinh doanh có thể dẫn tới nhiều ý tưởng khác.
IV. Bí quyết để tìm kiếm được cơ hội kinh doanh
Nhằm giúp cho doanh nghiệp của mình tăng khả năng tìm kiếm cơ hội kinh doanh, bạn cần phải nắm được những bí quyết sau đây:
- Tìm kiếm ý tưởng kinh doanh từ nơi quen thuộc, những thứ tầm thường nhất
Một ý tưởng độc đáo không có nghĩa phải xuất phát từ những sản phẩm nhiều tiền hay một người quá khác biệt. Bạn có thể khởi nghiệp với các ý tưởng dựa trên cảm hứng từ chính những sự việc mà bạn đã từng trải nghiệm. Chỉ có những sản phẩm, sự việc quen thuộc mới giúp bạn hiểu được mối quan hệ thiết thực của nó và chính bạn, từ đó bạn có thể đưa ra những phán đoán đúng đắn cho những ý tưởng độc đáo.
- Nhận ra cơ hội từ những điều nhỏ bé
Đừng nghĩ đến những điều viển vông, cơ hội có thể đến từ những điều nhỏ bé nhất. Đã bao giờ bạn nghĩ, một nhân viên bồi bàn có thể hiểu được nhu cầu của khách hàng và phát triển nó thành chuỗi các nhà hàng do chính anh ta gây dựng. Đừng bao giờ đánh giá thấp những điều nhỏ bé, đơn giản xunng quanh chúng ta.
Hãy bắt đầu với một ý tưởng kinh doanh rõ ràng từ những việc bé trước, khi bạn hiểu ra được đường đi của ý tưởng đó thì cũng chính là cơ hội để bạn kinh doanh và xây dựng được cho riêng mình.
- Tăng, giảm hợp lý giúp cơ hội kinh doanh của bạn thành công
Đừng quá tham lam khi nghĩ càng nhiều càng tốt. Ví dụ một shop quần áo ban đầu họ nhập quần áo bán rất chạy, sau đó lại thấy phụ kiện cũng tạo ra doanh thu nên họ bán thêm cả phụ kiện, rồi họ lại bán thêm mũ, nón, thắt lưng,… Có quá nhiều sự lựa chọn sẽ khiến khách hàng bị phân tâm và không định hình được shop đó bán gì.
Xét theo chiều người lại, việc quá tối giản mặt hàng, chỉ tập trung vào một thứ duy nhất cũng sẽ làm bạn mất đi nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực của mình. Do đó, trong quá trình phát triển và hình thành ý tưởng kinh doanh cần cân nhắc kỹ để tăng giảm sao cho phù hợp.
- Đánh giá tính khả thi của ý tưởng kinh doanh
Một ý tưởng kinh doanh thành công sẽ tỉ lệ thuận với số tiền mà nó có thể kiếm ra. Với tiêu chuẩn đó, bạn có thể sử dụng phương pháp “từ dưới lên trên” để tính toán hợp lý chi phí, đơn giá sản phẩm, tỉ lệ lời lãi hoặc tính theo phương pháp “từ trên xuống dưới” bằng hình thức tìm kiếm trên mạng tổng quy mô của thị trường là bao nhiêu, thiết lập mục tiêu rõ ràng và tính ra chi phí cuối cùng thật cụ thể.
Dĩ nhiên khi thực hiện hai phương án khác nhau sẽ cho số liệu không giống nhau. Đối với cách thứ nhất, nếu được làm tỉ mỉ hiệu quả thành công sẽ rất cao, còn theo hình thức thứ hai thì đây được coi là hình thức mạo hiểm nhưng nó sẽ tạo ra một động lực rất lớn khi biết được tiềm năng của thị trường.
- Nhớ rằng ý tưởng phải có cá tính và đừng bỏ qua khi cơ hội kinh doanh đến
Ý tưởng kinh doanh mà bạn thực hiện cần phải có cá tính riêng. Không có điều gì là hoàn hảo tuyệt đối trong lần đầu, vậy nên để thực hiện bạn phải có lòng kiên trì, sự nhẫn nại, tin tưởng tuyệt đối vào con đường mình đang đi.
Cơ hội kinh doanh muốn nắm bắt thì doanh nghiệp phải cần nhạy bén và có kỹ năng phân tích tốt, mong rằng bài viết trên sẽ giúp cho bạn và doanh nghiệp của bạn biết cách nắm bắt lấy những cơ hội kinh doanh.